10 dự báo xu hướng công nghệ chiến lược 2019 và xa hơn nữa của Gartner
10 dự báo công nghệ chiến lược 2019 & xa hơn của Gartner. Nguồn ảnh: Gartner |
Giữa trí tuệ nhân tạo (AI), luật về tính riêng tư, sự đa dạng và điện toán đám mây, các CIO phải khai thác tính hỗn loạn của sự thay đổi liên tục.
Đối với những bệnh nhân bị bệnh mãn tính ở nông thôn, tình trạng thiếu thốn các phòng khám có thể gây ra thách thức y tế thực sự. Sự bùng phát hay vấn đề về sức khỏe có nghĩa là họ phải nhập viện, vào phòng cấp cứu, gây tốn kém cho bệnh nhân và bệnh viện. Giờ đây, các bệnh nhân có thể gặp bác sĩ ở các thành phố khác nhau bằng cách sử dụng dịch vụ chăm sóc ảo, đem lại các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuận tiện và tiết kiệm chi phí. Chăm sóc ảo được nâng cao với trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong 10 dự đoán hàng đầu của Gartner cho năm 2019 và xa hơn nữa.
Các dự đoán đánh giá ba hiệu ứng cơ bản của việc đổi mới sáng tạo số liên tục: trí tuệ nhân tạo (AI) và kỹ năng, các tiến bộ và quy trình văn hóa trở thành sản phẩm.
10 dự báo công nghệ chiến lược của Gartner 2019 và xa hơn (Gartner Strategic Predictions 2019 & beyond). Nguồn: Gartner |
"Các tổ chức có thể biến sự thay đổi liên tục thành một tài sản nếu họ định hình rõ tầm nhìn của mình nhằm xác định tương lai với các thay đổi phía trước."
1. Kỹ năng AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ không nhân rộng
Đến năm 2020, 80% các dự án AI sẽ vẫn là các thuật giả kim, do các thuật sĩ mà tài năng không dễ nhân rộng trong tổ chức.
Trong năm năm qua, sự phổ biến và cường điệu ngày càng tăng quanh kỹ thuật trí tuệ nhân tạo (AI) đã dẫn đến sự gia tăng các dự án trong các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự cường điệu đó cũng dẫn đến những kỳ vọng phi lý từ phía kinh doanh. Hơn nữa, sự thay đổi đã vượt xa khả năng tạo ra các chuyên gia có năng lực, nghĩa là AI vẫn là một hình thức nghệ thuật hơn là một bộ môn khoa học. Việc thiếu một ngôn ngữ chung giữa tất cả các bên vẫn là rào cản cho khả năng mở rộng, cũng như với các bộ kỹ năng AI cụ thể và thu hẹp nhất. Việc kết hợp các kỹ năng mới với việc tự động hoá dựa trên AI sẽ khai phá tiềm năng nhân rộng.
2. Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp tìm người mất tích
Đến năm 2023, sẽ giảm được 80% số người mất tích ở các thị trường chín muồi so với năm 2018, do khả năng nhận diện AI.
Trong vài năm tới, những tiến bộ trong AI sẽ dẫn đến việc công nghệ nhận dạng khuôn mặt ngày càng phức tạp hơn, đặc biệt hữu ích trong việc xác định trẻ em hay người già bị mất tích. Mặc dù hiện tại việc nhận dạng khuôn mặt đang bị giới hạn trong các ứng dụng (app), tốc độ nhận dạng bằng cách sử dụng so sánh một-với-nhiều, ngay cả với các mẫu lớn, sẽ nhỏ hơn 600 micro giây.
3. Chăm sóc ảo cải thiện sức khỏe
Đến năm 2023, số lượng các ca cấp cứu của Hoa Kỳ sẽ giảm 20 triệu do việc các bệnh nhân bị bệnh mãn tính ứng dụng chăm sóc ảo tăng cường với AI (trí tuệ nhân tạo).
Chăm sóc sức khỏe ảo đã chứng minh rằng nó có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc thuận tiện và hiệu quả hơn so với việc chăm sóc gặp mặt trực tiếp thông thường. Việc thiếu các phòng khám, cùng với việc tập trung ngày càng cao hơn vào kết quả, việc phối hợp chăm sóc và sức khỏe toàn dân, đang thúc đẩy các mô hình chăm sóc hiệu quả và hiệu suất hơn. Việc sử dụng thành công dịch vụ chăm sóc ảo sẽ giúp giảm chi phí và cải thiện chất lượng cung cấp cũng như quyền truy cập dịch vụ y tế tổng thể.
4. Việc tuyên thệ (affidavit) không làm giảm việc bắt nạt trên mạng (cyberbullying)
Đến năm 2023, 25% các tổ chức sẽ yêu cầu nhân viên ký bản tuyên thệ nhằm tránh việc bắt nạt trên mạng, nhưng 70% các sáng kiến này sẽ thất bại.
Trong một nỗ lực để kiềm chế việc bắt nạt trực tuyến trong môi trường làm việc, các doanh nghiệp sẽ tăng cường các quy tắc ứng xử tại nơi làm việc và yêu cầu nhân viên ký bản khai tuyên thệ. Tuy nhiên, việc đe doạ trực tuyến không bị xóa bỏ bởi những thỏa thuận này - mà đòi hỏi sự thay đổi trong văn hóa tổ chức. Các công ty nên bắt đầu đào tạo nhân viên để nhận biết và báo cáo các hành vi bắt nạt trực tuyến đó.
5. Tính đa dạng văn hoá thúc đẩy vượt các mục tiêu tài chính
Đến năm 2022, 75% các tổ chức có các nhóm nhân viên ra quyết định trực tiếp tương tác với khách hàng sẽ nhận thấy văn hóa đa dạng và có sự tham gia của mọi người sẽ vượt xa các mục tiêu tài chính của mình.
Các công ty hiểu được lợi ích của tính đa dạng, nhưng giờ sẽ phải chuyển hướng tập trung vào các loại hình đa dạng khác nhau (như cách tư duy hay phong cách làm việc) và tập trung thận trọng vào việc có được sự tham gia. Các chính sách này nên được đồng phát triển bởi các nhà lãnh đạo kinh doanh và nhân sự.
6. Dữ liệu cá nhân sẽ "đầu độc" blockchain
Đến năm 2022, 75% các blockchain công cộng sẽ bị “ngộ độc quyền riêng tư” - các dữ liệu cá nhân chèn vào khiến cho blockchain không còn tuân thủ các quy định/ luật về quyền riêng tư.
Với đường cong học tập dốc gắn với công nghệ blockchain, các nhà lập trình giờ đây có nguy cơ vô tình lưu trữ dữ liệu cá nhân cách không tuân thủ. Bởi blockchain không thể thay đổi, các dữ liệu cá nhân không thể bị xóa mà không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của chuỗi. Tuy nhiên, việc tiếp tục lưu trữ dữ liệu cá nhân lại vi phạm quy định về quyền riêng tư. Hãy thiết lập các nguyên tắc riêng tư theo thiết kế (privacy-by-design) khi bắt đầu kiến trúc blockchain, bao gồm lệnh cấm các văn bản miễn phí, nơi dữ liệu cá nhân được lưu trữ.
7. Luật riêng tư làm tê liệt việc bán quảng cáo
Đến năm 2023, các quy định về quyền riêng tư điện tử sẽ tăng chi phí trực tuyến bằng cách giảm thiểu việc sử dụng "cookie", do đó làm tê liệt bộ máy kiếm tiền quảng cáo internet hiện tại.
Khi pháp luật bảo vệ dữ liệu của người dùng ngày càng trở nên phổ biến hơn, nó sẽ cản trở cơ sở hạ tầng quảng cáo internet hiện tại và những đơn vị chủ đạo trong đó. Theo cách truyền thống, các công ty sử dụng dữ liệu người tiêu dùng thông qua cookie để quảng cáo cá nhân hóa và trực tiếp, nhưng luật GDPR và các quyền riêng tư điện tử yêu cầu sự đồng ý có thông báo về cách sử dụng thông tin đó và có thể được bán như thế nào.
8. Điện toán đám mây (cloud) tạo ra các sản phẩm mới
Tới năm 2022, một lộ trình nhanh trong chuyển đổi số sẽ là chuyển đổi khả năng nội bộ thành các sản phẩm tạo doanh thu bên ngoài bằng cách vận dụng tính kinh tế và linh hoạt của điện toán đám mây.
Trong lịch sử, các nhóm CNTT nội bộ tìm cách tiếp thị những khả năng độc đáo đã chưa thể làm được vì những lý do kinh tế, kỹ thuật và tiếp thị. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng đám mây và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã giải quyết được những thách thức này. Quy mô hỗ trợ là trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, trong khi các cửa hàng ứng dụng tiếp thị các ứng dụng và công cụ đám mây giúp hỗ trợ và nâng cao dễ dàng hơn. Khi các công ty bắt đầu thấy doanh thu số từ các công cụ tiếp thị nội bộ, những công ty khác sẽ đi theo.
9. Những kẻ thống trị sẽ tiếp tục có thêm thị phần
Đến năm 2022, các công ty tận dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong các gã khổng lồ thị trường số (như Google, Apple, Amazon, v.v.) sẽ chiếm trung bình 40% thị phần toàn cầu trong ngành của họ.
Trong năm 2019, những người khổng lồ kỹ thuật số sẽ tiếp tục đem lại mức tăng trưởng doanh thu hai con số bằng cách thu hút nhiều người dùng hơn trên toàn cầu và hỗ trợ cho mức độ sử dụng hơn. Các công ty này cũng kiểm soát các hệ sinh thái kinh tế số rộng lớn. Với kết nối và người dùng ngày càng tăng, họ đang sẵn sàng giành được nhiều thị phần hơn.
10. Người tiêu dùng bỏ qua các vi phạm an toàn bảo mật
Tới năm 2021, các vụ bê bối mạng xã hội và các vi phạm an toàn bảo mật sẽ có tác động tới người tiêu dùng gần như bằng không về lâu dài.
Những lợi ích của việc sử dụng công nghệ sẽ vượt xa mối bận tâm về bảo mật và quyền riêng tư. Mọi người nói chung thường cảm thấy các công ty công nghệ cần được quản lý chặt hơn, nhưng mặc dù có các vi phạm an toàn bảo mật gần đây, hầu hết tiếp tục sử dụng dịch vụ số và các công ty sẽ thực hiện những thay đổi rất hạn chế dù có xảy ra sự cố này.