Digital bank - Ngân hàng số Việt Nam - kết quả khảo sát tháng 8/2018
Các ngân hàng chuyển đổi số hiệu quả tại Việt Nam (tháng 8/2018) |
Cảm ơn các anh chị đã chia sẻ ý kiến trong khảo sát về ngân hàng số tại Việt Nam (tháng 8/2018). Tính tới thời điểm này (31/08/2018) đã có 14 phản hồi. Chúng ta sẽ cùng xem lại bảng xếp hạng và phân tích một vài ví dụ tiêu biểu (TPBank và VPBank) nhé!
1. Bảng xếp hạng chuyển đổi ngân hàng số Việt (Tháng 8/2018)
Kết quả khảo sát Ngân hàng số Việt tháng 8/201 của blog ww.chuyendoi.so |
Theo kết quả xếp hạng (trên các phản hồi), ồ là lá, xin chúc mừng TPBank dẫn đầu với 53.8% phiếu bầu và VPBank theo sát nút với 46.2%! Techcombank và VIB chia sẻ thứ hạng (23.1). Các ngân hàng OCB (Phương Đông), Vietinbank, BIDV, Vietcombank, LienViet Post Bank, MB Bank (ngân hàng quân đội), TMCP Sài Gòn SCB, Việt Á... cũng nhận được phiếu bầu (hi vọng không phải do nhân viên ngân hàng 'cài cắm').
2. Tại sao họ được bình chọn?
Hãy cùng nghe các lý do tại sao các ngân hàng này được bình bầu là chuyển đổi số hiệu quả nhất nhé!
- TPBank (NH Tiên Phong) nhận được nhiều lời khen từ khách hàng (chúc mừng TPBank!): vì đã được trải nghiệm một số dịch vụ của ngân hàng, 1 trong 2 banks thường xuyên có những cải tiến về app cũng như website. Lãnh đạo có tầm nhìn CNTT. Buộc phải đi theo chiến lược chuyển đổi với định hướng khách hàng bán lẻ, lợi thế về công nghệ... Cách tiếp cận với xu hướng người dùng (2 năm trước đây) từ việc đầu tư ATM nhận diện khuôn mặt, lắng nghe phản hồi khách hàng và thay đổi. Chú trọng đầu tư có chiến lược rõ ràng, sự cam kết và quyết tâm của HĐQT, sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm triển khai, tiên phòng cai tổ và áp dung công nghệ số hiệu quả bằng việc tận dung sức mạnh các công ty fintech. v.v.
- VPBank (NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng): cũng nhận được nhiều đánh giá cao: do khách hàng trải nghiệm đánh giá. VPBank định hướng ngay từ việc lựa chọn Mc Kensey làm đơn vị tư vấn chiến lược cho kế hoạch chuyển đổi của mình; (2) sự cam kết và quyết tâm của HĐQT; (3) sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm triển khai. Lãnh đạo có tầm nhìn CNTT. Tiên phòng cai tổ và áp dung công nghệ số hiệu quả bằng việc tận dung sức mạnh các công ty fintech. Ứng dụng công nghệ sớm, chịu khó tiếp thu ý kiến khách hàng để thay đổi. Có 1 trả lời là 'Because I'm a person who leading IT Digital Transformation for VPBank :)' Hihi I know who you are!
- Techcombank (NH TMCP Kỹ thương Việt Nam): do trải nghiệm đã dùng, và so sánh với các ngân hàng khác và ứng dụng công nghệ sớm, chịu khó tiếp thu ý kiến khách hàng để thay đổi. Lãnh đạo có tầm nhìn CNTT.
- VIB (NH Quốc tế): một trong hai bank thường xuyên có những cải tiến về app cũng như website. App được đánh giá là Simple & Thoáng & Gọn. (1) có tư vấn chiến lược cho kế hoạch chuyển đổi của mình; (2) sự cam kết và quyết tâm của HĐQT; (3) sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm triển khai.
- OCB (NH Phương Đông): do trải nghiệm khách hàng và hợp kênh, các ứng dụng thanh toán nhanh.
- Vietinbank (NH Công thương): Tiên phòng cải tổ và áp dung công nghệ số hiệu quả bằng việc tận dụng sức mạnh các công ty fintech.
- BIDV (NH Đầu tư phát triển Việt Nam): Cách tiếp cận với xu hướng người dùng.
- Vietcombank (NH Ngoại thương): Dịch vụ tốt và có thể giao dịch qua nhiều channels khác nhau
- Liên Việt Post Bank: Ví Việt là Ngân hàng số của NH Bưu điện Liên Việt.
- MB Bank (NH Quân đội): do người dùng trải nghiệm đánh giá.
3. Bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng Việt đang dẫn đầu về chuyển đổi số
Để việc phân tích khách quan, mình sẽ soi chiếu theo góc độ nhà đầu tư và tất cả các thông tin chia sẻ trong bài viết này đều là thông tin công khai trên báo chí, website, báo cáo thường niên, v.v. Tất nhiên Huệ cũng có các thông tin ngoài lề khác do các quan hệ bạn bè, hợp tác... nhưng sẽ không đưa vào phân tích để đảm bảo tính khách quan!
3.1. Ngân hàng Tiên Phong (TPBank)
TPBank và hành trình chuyển đổi số. Nguồn: Báo cáo thường niên TPBank 2017 |
Giải thưởng và thành tích tiêu biểu trong năm 2017:
- Giải thưởng ngân hàng số xuất sắc nhất Việt Nam do IDG và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam bình chọn.
- Top 10 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam và Top 500 ngân hàng mạnh nhất châu Á do Asian Banker đánh giá.
- Năm 2017 TPBank đã có một năm thành công rực rỡ khi vượt tất cả các chỉ tiêu tài chính được Đại hội đồng cổ đông giao phó: mức tăng trưởng 70%, lợi nhuận đạt 1,206 tỷ đồng, lần đầu tiên xếp trong nhóm ngân hàng lợi nhuận nghìn tỷ tại Việt Nam..
Một số sáng tạo nổi bật mà TPBank triển khai trong hành trình chuyển đổi:
- Slogan và logo thể hiện rõ định vị thương hiệu: 'Vì chúng tôi hiểu bạn' làm mình nghĩ tới 2 thứ: 1) ngân hàng này hẳn có quan tâm tới trải nghiệm khách hàng và nhu cầu của họ, và 2) làm sao họ hiểu được mình? Chắc phải dùng dữ liệu lớn và phân tích hành vi thì mới 'hiểu' được chứ nhỉ? TPBank hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động, tuyên bố mạnh mẽ mục tiêu là ngân hàng tiên phong trong các xu hướng dịch vụ ngân hàng hiện đại và mục tiêu trở thành Ngân hàng số số một tại Việt Nam. TPBank rõ ràng đang tập trung cao độ cho phân khúc khách hàng bán lẻ theo xu hướng chung của thị trường.
- Tìm kiếm tăng trưởng số mới qua hệ sinh thái dịch vụ tài chính: Trong bước tiến dài về ngân hàng số trong thị trường chung, TPBank đã tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ được số hoá, liên kết chặt chẽ từ mPOS, eBank, LiveBank, QuickPay, Savy tới các sản phẩm thẻ năng động và hiện đại đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. (Quick Pay là app trên điện thoại, quét mã QR trả tiền, xác thực bằng vân tay/ PIN. Savy: là tiết kiệm trên di động, xác định mục tiêu và bắt đầu tiết kiệm từ 100k).
- Số hóa phần lõi - tự động hóa các quy trình và giao dịch: TPBank cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đưa vào hoạt động thành công mô hình Ngân hàng tự động 24/7 TPBank LiveBank, cho phép khách hàng có thể thực hiện gần như đầy đủ các giao dịch cơ bản tại một chi nhánh và đặc biệt, có thể tương tác với tư vấn viên từ xa thông qua video call.
- Ứng dụng công nghệ mới và sẵn sàng thử nghiệm:
- Mạnh dạn thử nghiệm công nghệ mới, tham gia thử nghiệm công nghệ Blockchain (cùng NAPAS & VIB)
- Trí tuệ nhân tạo (AI): Tháng 7/2017 Trợ lý ảo có tên T'Aio có thể tương tác với hơn 1,5 triệu khách hàng của TPBank cùng một thời điểm trên Facebook Messenger.
- Các hoạt động CSR giúp khẳng định thương hiệu Ngân hàng số: Với mỗi thương vụ được các Sharks (trong Shark Tank Việt Nam) lựa chọn đầu tư, TPBank hỗ trợ trực tiếp nguồn vốn bằng việc cấp thẻ Visa Credit, miễn phí thường niên năm đầu với hạn mức bằng 50% số tiền startup được đầu tư (tối đa 300 triệu đồng). Đồng thời, cung cấp gói vay TSĐB với lãi suất ưu đãi 0% trong 6 tháng đầu với số tiền vay tương đương 50% số tiền đầu tư được nhận (tối đa 2 tỷ đồng).
- Với việc các ứng dụng mobile thân thiện, tần suất ra sản phẩm dịch vụ mới hay cập nhật thường xuyên, mình chắc rằng đội IT của TPBank được tổ chức khá linh hoạt (agile), hai tốc độ (bimodal) và việc đổi mới sáng tạo không chỉ dừng lại ở CNTT. Một số C-level mà mình có dịp tiếp xúc thực sự rất có tầm nhìn, hiểu rất rõ cơ hội và thách thức từ CNTT!
3.2. Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank)
VPBank và hành trình chuyển đổi số. Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2017 |
Giải thưởng và thành tích tiêu biểu trong năm 2017:
- Ngân hàng TMCP tốt nhất Việt Nam - International Banker UK bình chọn. Forbes xếp VPBank đứng thứ 2 trong số NHTMCP về giá trị thương hiệu.
- Giải pháp Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam - The Asian Banker
- Ngân hàng cung cấp sản phẩm vay tín chấp ưu việt nhất Việt Nam - The Asian Banker. Nhận được 3 giải thưởng quốc tế danh giá gồm “Ngân hàng dành cho DN Vừa và nhỏ tốt nhất VN năm 2017”, “Ngân hàng có Dịch vụ Quản lý dòng tiền tốt nhất cho DN vừa và nhỏ năm 2017” và “Sản phẩm tín dụng tốt nhất của năm (Sản phẩm Thuế+ của CommCredit)” do Tạp chí Asian Banking and Finance (ABF) trao tặng .
Một số điểm nhấn trong hành trình chuyển đổi của VPBank:
Vì các nội dung này đã được phân tích rất rõ trong báo cáo thường niên VPBank 2017, xin được copy có chọn lọc ra đây để các anh chị tiện tham khảo:
Chiến lược số:
- Ban lãnh đạo VPBank thể hiện quyết tâm cao và lựa chọn tư vấn McKinsey cho lộ trình chuyển đổi. VPBank đánh giá trong năm 2017, VPBank đã thành công trong việc xây dựng một nền tảng vận hành vững chắc, tạo sức bật cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của Ngân hàng. Thành công đó có được nhờ Ngân hàng luôn chú trọng vào ba trụ cột chính: 1) Luôn hướng tới việc cung cấp trải nghiệm khách hàng xuất sắc, sáng tạo, và đáng tin cậy. 2) Ứng dụng công nghệ và chú trọng đến việc cải thiện năng suất. 3) Đẩy mạnh công tác kiểm soát vận hành và quản lý rủi ro ở các chi nhánh, bộ phận hỗ trợ.
- Nhìn vào chiến lược và các sản phẩm đem lại tăng trưởng mới, có thể thấy VPBank vô cùng coi trọng phân khúc bán lẻ, và thị trường 'unbanked' cũng như những dịch vụ mới chưa phổ biến ở Việt Nam và 'educate' thị trường. Về phần này trong phân khúc khách hàng cá nhân, VPBank sẽ triển khai chiến lược Alphabet (mình gọi là ABCDE), trong đó Affluent: tập trung khai thác tập khách hàng ưu tiên, Bancassurance: đẩy mạnh tăng trưởng sản phẩm bảo hiểm độc quyền, Cards: tăng trưởng mạnh thẻ tín dụng, Digital: tiếp tục đẩy mạnh quy trình số hóa, Ecosystem: phát triển hệ sinh thái đối tác đa dạng.
Tìm kiếm tăng trưởng số mới với Dịch vụ ngân hàng số (DBS - Digital Business Services):
- Năm 2017 nhằm tập trung đẩy nhanh quá trình số hoá, VPBank đã thành lập Trung tâm Số hoá Ngân hàng (Digital Lab) là nơi tập trung các nguồn lực và kỹ năng thiết yếu cho công cuộc số hoá các hành trình trải nghiệm khách hàng, cũng là nơi ươm trồng những mô hình kinh doanh số mới. Bằng cách tận dụng những ưu thế của phương pháp làm việc Agile, Trung tâm này đang tiến hành tối ưu hóa, rút nhắn quy trình mang đến tiện ích vượt trội cho khách hàng dựa trên công nghệ, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.
- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) nhằm áp dụng các ý tưởng đột phá vào dịch vụ ngân hàng, mang tới những trải nghiệm mới cũng như các sản phẩm sáng tạo đến với khách hàng như Timo.
- Bắt tay cùng với các đối tác cung cấp dịch vụ viễn thông nhằm cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng qua thiết bị di động. Copetition là đây!
- VPBank vẫn tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh số hóa các sản phẩm, quy trình, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Số người dùng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của VPBank tăng gấp 2 lần so với 2016; số sổ tiết kiệm được mở qua các kênh trực tuyến chiếm tới gần 60% tổng số sổ tiết kiệm được mở tại Ngân hàng. Tỷ lệ giao dịch tài chính được thực hiện qua các kênh số hóa chiếm hơn 40% tổng lượng giao dịch và số lượng giao dịch tài chính qua các kênh này trung bình đạt 1 triệu giao dịch mỗi tháng. Số hợp đồng khoản vay trực tuyến và mở thẻ tín dụng cũng tăng tới 4 lần so với 2016.
- Xây dựng ngân hàng hoàn toàn dựa trên nền tảng số (chuẩn tư vấn của McKinsey!) VPDirect vào tháng 1/2017 nhằm gắn dịch vụ ngân hàng vào đời sống và thanh toán của mọi tầng lớp trong xã hội, mở rộng phạm vi khách hàng ra những đối tượng chưa từng có tài khoản ngân hàng, gồm cả những dịch vụ tài chính truyền thống như chuyển khoản, thanh toán, gửi tiết kiệm, dịch vụ thẻ, và mới như giúp khách hàng quản lý tài chính cá nhân, giải trí, mua sắm, đặt phòng khách sạn.
Thành lập digital lab (trung tâm số hóa ngân hàng) |
Hệ sinh thái khởi nghiệp VPBank StartUP |
Về CNTT:
- Về cơ bản,VPBank tập trung số hóa/củng cố các hệ thống di sản (legacy) trong khi cố gắng chuyển dịch hai tốc độ (bimodal). Trong năm 2017, VPBank đã triển khai thực hiện nhiều sáng kiến nhằm cải thiện hệ thống kỹ thuật cốt lõi, phát triển tính năng phục vụ kinh doanh, tối ưu hóa quy trình nội bộ và tiết kiệm chi phí, đồng thời nâng cao năng lực của đội ngũ như quy trình khởi tạo khoản vay, nâng cấp core banking của Temenos, quy trình mới về Mua sắm, Tài chính, Nhân sự vận hành trên nền tảng SAP ERP, cải tạo hệ thống mạng, AM, phương tiện di động cho nhân viên bán hàng, điện toán đám mây (cloud), v.v. VPBank đang thay đổi nhanh chóng, với hơn 30 dự án và hơn 1.500 thay đổi, tương đương với tốc độ tăng trưởng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2016.