Digital telco: Chuyển đổi số nhà mạng viễn thông (CSP) sang Nhà cung cấp dịch vụ số (DSP)
Chuyển đổi số trong ngành viễn thông. Nguồn: www.Bharatbook.com |
Thiết nghĩ một bài viết về chuyển đổi số trong các nhà mạng/ tập đoàn viễn thông sẽ thiết thực hơn cho các đơn vị trong ngành (Viettel, VNPT, Mobifone, Vietnamobile), và cả các đơn vị cung cấp dịch vụ số (VTC, VTV, VOV, FPT, CMC, v.v.) nữa! Rõ ràng đây là một trong những ngành chịu áp lực lớn về chuyển đổi số tại Việt Nam. Ai ở trong ngành trong khoảng 3-5 năm trở lại đây đều thấy sự khốc liệt của nó. Trên thế giới cũng rộ lên xu hướng Chuyển đổi số từ nhà mạng viễn thông (CSP) sang Nhà cung cấp dịch vụ số (DSP). Vậy xu hướng này là như thế nào?
Để dễ hơn cho việc tiếp cận, bài viết này ta sẽ đi qua các nội dung về Mô hình chuyển đổi và 4 mảng chính cần quan tâm:
- Khái niệm CSP (nhà cung cấp dịch vụ viễn thông liên lạc)
- Chiến lược số: Ba định hướng chiến lược
- Số hóa Mạng lưới và vận hành
- Doanh thu số, Các thị trường liền kề và Đổi mới sáng tạo
- Công nghệ và hệ sinh thái: Các công nghệ quan trọng
Định nghĩa CSP (nhà cung cấp dịch vụ truyền thông)
Gartner, TMForum, các hãng tư vấn lớn sử dụng thuật ngữ CSP (Communications Service Providers) (nhà cung cấp dịch vụ trao đổi liên lạc)
bao gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng, viễn thông, cáp, vệ tinh, truyền thông, nội dung số, giải trí và cả các ứng dụng OTT (over-the-top).
bao gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng, viễn thông, cáp, vệ tinh, truyền thông, nội dung số, giải trí và cả các ứng dụng OTT (over-the-top).
Includes all service providers offering telecommunication services or some combination of information and media services, content, entertainment and applications services over networks, leveraging the network infrastructure as a rich, functional platform. CSPs include the following categories: Telecommunications carrier, content and applications service provider (CASP), cable service provider, satellite broadcasting operator, and cloud communications service provider.
tạm dịch là:
CSP (nhà cung cấp dịch vụ truyền thông) bao gồm tất cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc sự kết hợp thông tin và dịch vụ truyền thông, nội dung, dịch vụ giải trí và ứng dụng qua mạng lưới, tận dụng cơ sở hạ tầng mạng làm nền tảng đa chức năng. CSP bao gồm các loại sau: Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, nhà cung cấp dịch vụ nội dung và ứng dụng (CASP), nhà cung cấp dịch vụ cáp, nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh và nhà cung cấp dịch vụ truyền thông đám mây.
Với khái niệm này thì ngành sẽ không dừng lại ở các nhà mạng như Viettel, VNPT (mạng Vinaphone), Mobifone, Vietnamobile, mà các đơn vị truyền hình như VTV, VOV, cung cấp nội dung số như VTC, v.v. cũng đều chịu ảnh hưởng rất lớn của cơn lốc chuyển đổi số này.
Bốn mảng chính mà một nhà mạng truyền thống quan tâm
Hiện tại hầu hết các nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hay nội dung số đang tổ chức thành 4 mảng chính:
- Mạng lưới và hạ tầng
- Công nghệ thông tin/ vận hành/ kỹ thuật
- Kinh doanh. Trong đó có đơn vị tách riêng Dịch vụ mới (VAS, nội dung số) - phần này bao gồm cả Nghiên cứu phát triển, số hóa, kinh doanh số, v.v. hay các thị trường liền kề (adjacent markets).
- Hành chính (nhân sự, kế toán, v.v.)
- Chiến lược thúc đẩy bởi chuyển đổi số
- Số hóa Mạng lưới và vận hành
- Doanh thu và tăng trưởng số mới: tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ số mới, thị trường liền kề và bộ máy Đổi mới sáng tạo
- Công nghệ và hệ sinh thái: các xu hướng công nghệ quan trọng, và cách quản trị hành trình chuyển dịch
A. Chiến lược số cho nhà mạng viễn thông: Các định hướng chiến lược
Gartner có nói tới trong báo cáo về 3 định hướng chiến lược cho CSP (Smart Utility, Digital Service Provider, Ecosystem Enabler), còn TM Forum, Analys Mason, CSG International thì đề cập tới 2 hướng chiến lược là CSP sang DSP (Digital Service Provider) và Digital Service Enabler.
Với mô hình này, Gartner đề cập tới 3 định hướng khác nhau:
Khi đọc qua ba mô hình trên thì rất nhiều anh chị sẽ nói "CSP của mình sẽ theo chiến lược 3!" Nói dễ hơn làm, quả là vậy, vì còn rất nhiều thách thức cả trong tư duy nhận thức và cách thức vận hành. Ví dụ như ở Việt Nam, để dẫn dắt hay làm chủ hệ sinh thái rất khó. Lo sợ bị đánh cắp ý tưởng, bị cá lớn nuốt cá bé, rồi bản thân trong các nhà mạng còn tư duy "mình tự làm nội bộ được thì cứ triển thôi!" "thôi làm luôn cho nó xong", nên tư duy hợp tác cạnh tranh (copetition) sẽ còn cần nhiều thời gian để phổ biến.
Mô hình của Gartner với 3 định hướng chiến lược |
- Smart Utility (Nhà mạng thông minh), theo hướng là đơn vị cung cấp nền tảng, cơ sở hạ tầng - cụ thể là mạng lưới tối ưu. Chiến lược này thường phù hợp cho mạng lưới do nhà nước xây dựng. Mình có thể hình dung giai đoạn rất ban đầu của Việt Nam khoảng những năm 1990-2000, EVN Telecom đi theo chiến lược này và bán lại hạ tầng cho các đơn vị như Viettel, VNPT, FPT Telecom khác khai thác. Chiến lược này thường phù hợp với hạ tầng viễn thông của chính phủ và mang tính quản lý.
- Digital service provider (DSP) (Nhà cung cấp dịch vụ số): tức là ngoài dịch vụ viễn thông (Communication), họ hướng tới cung cấp đa dạng hơn các dịch vụ số trên nền tảng đó, VD: IoT, an ninh bảo mật, điện toán đám mây (cloud), v.v. Việc này có vẻ đang diễn ra với tất cả các đơn vị, Mobifone, VNPT, FPT Telecom: họ mở rộng ra cung cấp thêm các dịch vụ số. Trong phần Dịch vụ và công nghệ ta sẽ xem xét kỹ hơn.
- Digital Ecosystem Enabler: hiểu theo nghĩa CSP tạo dựng mô hình kinh doanh nền tảng (platform) trong đó họ là nhân tố chủ chốt tạo dựng nền tảng và hệ sinh thái. Việc này thường khó và phức tạp hơn chiến lược 2 (DSP), bởi nó đòi hỏi thay đổi hoàn toàn về tư duy và mô hình kinh doanh. Khi đó, CSP không phải cạnh tranh như một công ty nữa, mà là một hệ sinh thái, đem lại trải nghiệm số xuyên suốt cho khách hàng. Về ví dụ, hiện tại mình mới thấy các nhà mạng trên thế giới như AT&T, Singtel, v.v. rồi các ông lớn như Amazon, Google, Apple, Facebook.. chứ chưa thấy hệ sinh thái nào nổi trội ở Việt Nam.
- Digital business of the future (Doanh nghiệp số của tương lai): là phần mình thêm vào, vì trong bối cảnh mà Chuyển dịch số không phải đi từ A tới B mà liên tục thay đổi, và khi ranh giới các ngành ngày càng bị xóa nhòa, một CSP là digital business trong tương lai thật khó để xác định.
Mô hình CSP chuyển dịch của Ian Watterson, CSG International đăng trên TelecomAsia.net |
Mô hình CSP chuyển dịch của TMForum |
Mô hình chuyển dịch CSP sang DSP của Analysys Mason |
B. Số hóa Mạng lưới và vận hành
Thách thức trong mạng lưới và vận hành
Các công nghệ hỗ trợ Chuyển đổi số CSP. Nguồn: Gartner |
Theo ông Sylvain Fabre, ba thách thức lớn nhất về công nghệ là:
- Khả năng nhân rộng (Scalability)
- Chi phí (Containing costs)
- Mức độ linh hoạt của mạng lưới (Network flexibility)
Ứng dụng CNTT trong số hóa mạng lưới
Việc số hóa phần lõi, do đó, hoàn toàn có thể tham khảo thực tiễn tốt trong ngành utility. Và bước số hóa này với các đơn vị mà mạng lưới chưa hiệu quả có thể được đặt ra như là chiến lược 1 mà Gartner nhắc tới - smart utility. CNTT đóng một vai trò rất quan trọng ở đây. CNTT cần tạo ra được mạng lưới hạ tầng kết nối theo yêu cầu, các mạng lõi và mạng truyền tải, cũng như các hệ thống CNTT giữa chúng. Việc này gồm nhiều thay đổi thông qua SDN/ NFV (software-defined network (SDN), network function virtualization (NFV), API, trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (machine learning (ML), cũng như các nguồn mở để thúc đẩy đồng sáng tạo cộng đồng (community co-creation).Tác động của SDN/NFV và thời gian để đem lại hiệu quả. Nguồn: Gartner |
Tổ chức CNTT
Lời khuyên duy nhất mình có cho các nhà mạng Việt Nam là hãy làm rõ vai trò của CNTT trong tổ chức của mình, vì hiện tại đa số các nhà mạng tổ chức CNTT như đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT ra bên ngoài (IT services), thậm chí lập hẳn phòng/ cty Dịch vụ số (Digital services), song song với bộ phận VAS truyền thống, và có đặt target doanh số hẳn hoi, biến IT trở thành một profit center (đơn vị đem lại lợi nhuận) thay vì cost center. Sự thực là CNTT có đủ sẵn sàng chưa, và các lợi ích trong ứng dụng CNTT nội bộ như tối ưu hóa mạng lưới, giảm chi phí, tăng cường chất lượng mạng, cải thiện trải nghiệm khách hàng, v.v. đang chưa được lượng hóa cụ thể và xem nhẹ so với doanh thu từ bán dịch vụ. Hai mô hình CNTT (bán dịch vụ với cung cấp nội bộ) đòi hỏi hai tư duy hoàn toàn khác nhau! Với chính bộ phận CNTT, hãy tìm ra cách để giao tiếp hiệu quả giá trị mà CNTT đem lại cho tổ chức, trao đổi với các bộ phận khác (mạng lưới, hạ tầng, hỗ trợ kỹ thuật, bán hàng, v.v.) và xác định đúng kỳ vọng cho họ. Hãy học nói không và tập trung vào việc đem lại giá trị!Quản trị công nghệ thông tin trong chuyển đổi số với Bimodal IT
Mình sẽ cần 2-3 bài viết và có khi cả ngày trời để nói về chủ đề này. Vậy nên xin gửi hình ảnh về CNTT hai chế độ trong các CSP để tham khảo. Sẵn lòng giải đáp các câu hỏi các anh chị có!
CNTT hai tốc độ (Bimodal IT) trong chuyển đổi số nhà mạng viễn thông (CSP digital transformation). Nguồn: Gartner |
C. Doanh thu số, Danh mục sản phẩm dịch vụ số, Các thị trường liền kề và Đổi mới sáng tạo
Các yếu tố thị trường cần lưu tâm với các CSP
Trong bài viết tổng hợp "Exploit CSP Market Dynamics Primer for 2018" (1/2018) về các ưu tiên trọng tâm cho các lãnh đạo kinh doanh của CSP, Gartner có nhắc tới các chiến lược doanh nghiệp, đưa sản phẩm dịch vụ ra thị trường và chuyển đổi hiệu quả, cũng như các xu hướng thị trường cần lưu tâm. Đây cũng là những khía cạnh chính mà một lãnh đạo CSP về kinh doanh cần nghiên cứu kỹ và cập nhật thường xuyên.Doanh thu số từ các thị trường liền kề
Theo thống kê của Gartner, trong năm 2017, doanh số từ các thị trường liền kề (doanh thu số mới) của các CSP chiếm tới 17% tổng doanh thu của các nhà mạng lớn nhất trên toàn cầu. Đây là một tin vui, một minh chứng cho việc chuyển đổi số đem lại hiệu quả tích cực. Để tiếp tục đẩy doanh thu trong tương lai, CSP nên:- Giải quyết các nhu cầu thay đổi của khách hàng khối doanh nghiệp, khu vực đưa tới các đối thủ cạnh tranh mới cho CSP so với thị trường truyền thống.
- Tiếp tục hành trình chuyển đổi số mạnh mẽ để đưa tới các sản phẩm dịch vụ số mới, đem lại doanh thu nhỏ. Phần này được đề cập như là xu hướng dịch vụ vi mô (micro-service).
- Truyền thông số - Digital media
- Dịch vụ CNTT - IT service
- Internet vạn vật - IoT
- Điện toán đám mây - Cloud
- An ninh bảo mật - Security
- Dữ liệu lớn - Big data
Về tư duy và mô hình tổ chức
Để quản trị danh mục sản phẩm số, CSP cần cân bằng giữa doanh thu hiện tại và tương lai, giữa thoại/ tin nhắn với OTT. Việc níu giữ và đối đầu với OTT chắc chắn không phải là giải pháp tốt. Một lần nữa, hãy nghĩ lại về tư duy copetition!Trong nội bộ, CSP thường có rất nhiều nhân sự và do vậy, mỗi thay đổi cần nhiều thời gian. Đặt ra câu hỏi phương pháp agile sẽ được áp dựng như thế nào? Làm sao để trao đổi, truyền thông giữa mọi người nhanh hơn? Với bất cứ ý tưởng sáng tạo nào, làm sao để có thể biến thành hiện thực chỉ trong 1-2 ngày thay vì 1 tháng, 1 quý, 6 tháng hay 1 năm như xưa?
Hãy nghĩ lại ví dụ tại sao Blackberry thua Apple, và CSP của mình muốn trở thành Blackberry - chiến đấu anh dũng như một telco, một anh hùng, hay muốn là người khởi xướng cho một hệ sinh thái mới, kinh doanh theo mô hình nền tảng (platform business), và nếu vậy thì cần làm những gì ngày hôm nay để có được tương lai đó?
Đổi mới sáng tạo
Gartner có gợi ý 5 mô hình Đổi mới sáng tạo rất hữu ích cho các CSP. Tất nhiên việc áp dụng nó như thế nào, cách nào sẽ là phù hợp, hoàn toàn phụ thuộc vào đặc thù, văn hóa, tư duy của mỗi đơn vị.5 mô hình đổi mới sáng tạo trong CSP. Nguồn: Gartner |
D. Công nghệ và hệ sinh thái: Các công nghệ quan trọng
Các xu hướng công nghệ quan trọng: Nhìn từ tổng thể, có rất nhiều công nghệ quan trọng ảnh hưởng tới nhà mạng như: Dữ liệu lớn (Big data) - đặc biệt là với chất lượng mạng lưới và trải nghiệm khách hàng, điện toán đám mây (Cloud), internet vạn vật (IoT) bởi 1 trong 5 nền tảng của IoT là connectivity (tính kết nối) mà nhà mạng có lợi thế, An ninh bảo mật (Security), trí tuệ nhân tạo (AI), Tự động hóa, v.v.
Trong Hype Cycle công nghệ 2018, Gartner có đưa ra các nhóm công nghệ trong các giai đoạn phát triển như dưới đây:
Giai đoạn | On the Rise | At the Peak | Sliding Into the Trough | Climbing the Slope |
Công nghệ | •
Virtual Network Function Marketplace • Enterprise Service Management Platform • Software-Defined Network Enabled Virtual Network Services • Intelligent Automation • Business Ecosystem Modeling • Network Slicing • Intellectual Property Management • Algorithmic Business • Customer Journey Analytics |
•
Pervasive Integration • API-Based Digital Commerce • Business Transformation Office • Design Thinking • Digital Business Technology Platform • OT Professional Services • Platform Business Models • Bimodal IT Operations • IT/OT Skilled Workforce • Minimum Viable Product for Enterprise • Digital Business Consulting Services |
•
Enterprise Information Management Programs • Services Co-Creation • Enterprise-Class Agile Development • Data Lakes • EU General Data Protection Regulation • Data and Analytics Services for Enterprises • DevOps • Managed Machine-to-Machine Services |
• IoT Integration |
Mô hình ví dụ của các nhà mạng lớn
Nếu các anh chị quan tâm có thể để lại yêu cầu trong bình luận và có thể mình sẽ hoàn thành một số bài viết về mô hình chuyển đổi số, quá trình và kết quả tại một số đơn vị như:
- Singtel: hành trình Chuyển đổi số
- Softbank và hành trình chuyển đổi số từ CSP sang hệ sinh thái số
- AT&T
- Telefornica
- Orange
- SK Telecom
Khảo sát về chuyển đổi số ở các CSP/ telco Việt Nam:
Mời các anh chị cho ý kiến bằng cách hoàn thành khảo sát sau.
Kết quả sẽ được tổng hợp và chia sẻ lại trong bài viết riêng. Các anh chị cũng có thể để lại bình luận trong bài viết này!
Nguồn tham khảo
- Mindset change: mastering simplification
- Digital operating models
- Architecture evolution: Defining a strategy
- Gartner Thoughts about Digital Business Transformation
- Hype Cycle for CSP Digital Services Capabilities, 2018 - Gartner
- Enable CSP Digital Technology Transformation Primer for ... - Gartner
- Operating the CSP Digital Delivery Platform Primer for 2018 - Gartner
- Exploit CSP Market Dynamics Primer for 2018 - Gartner
- Market Trends: Adjacent Markets Drive CSP Revenue Growth - Gartner
- More Than a Buzzword — Microservices-Driven OSS/BSS Architectures