Trend 2: Cloud: Điện toán đám mây
Cloud - Điện toán đám mây trong Chuyển đổi số |
Động cơ chuyển dịch lên cloud
Bạn có đang lưu trữ dữ liệu trên iCloud, Dropbox, Google Drive, One Drive, v.v.? Nếu có thì hẳn bạn không xa lạ gì với Cloud (điện toán đám mây)!
Hãy lấy ví dụ: bạn muốn chỉnh sửa ảnh, chạy một số phân tích hoặc sửa một số đoạn code. Bạn sẽ muốn xử lý chúng trên máy tính của mình hay gửi chúng đến một "siêu máy tính", để chúng được xử lý trong thời gian rất ngắn, rồi nhận lại kết quả? Câu trả lời có thể là "Tùy". Có thể phụ thuộc vào tốc độ tải lên, tải xuống, vào khả năng xử lý máy tính của mình, của siêu máy tính, và chi phí phải bỏ ra. Về mặt kinh tế, công nghệ kỹ thuật số sẽ giúp bạn xử lý ngày càng nhiều thông tin qua siêu máy tính hay Cloud. Hãy nhớ lại trong bài Tư duy chuyển đổi số với tốc độ tăng trưởng của công nghệ, tăng trưởng theo cấp số nhân của sức mạnh xử lý và tốc độ truyền thông đã làm mọi thứ nhanh hơn, cả máy tính của bạn, siêu máy tính và kết nối giữa cả hai. Đầu tư vào sức mạnh xử lý tiên tiến có xu hướng đổ vào siêu máy tính nhiều hơn rất nhiều so với thiết bị cá nhân. Hơn nữa, tốc độ truyền thông tin tăng gấp đôi và khả năng xử lý tăng lên gần tương tự. Điều này nghĩa là hiệu quả hơn nếu bạn bỏ chút thời gian truyền tải dữ liệu để tiết kiệm thời gian xử lý khổng lồ bằng cách sử dụng siêu máy tính. Đây là cơ sở cho sự chuyển dịch sang điện toán đám mây.
Về doanh thu, thị trường dịch vụ đám mây dự kiến sẽ tăng trưởng 19% mỗi năm cho đến năm 2020, nghĩa là gần như tăng gấp đôi từ năm 2016 đến năm 2020, khi trị giá dự kiến sẽ hơn 150 tỷ đô.
Về doanh thu, thị trường dịch vụ đám mây dự kiến sẽ tăng trưởng 19% mỗi năm cho đến năm 2020, nghĩa là gần như tăng gấp đôi từ năm 2016 đến năm 2020, khi trị giá dự kiến sẽ hơn 150 tỷ đô.
Định nghĩa và phân loại
Theo từ điển, cloud (computing) hay điện toán đám mây làa network of remote servers hosted on the Internet and used to store, manage, and process data in place of local servers or personal computers.tạm dịch
một mạng các máy chủ từ xa được lưu trữ trên Internet và được sử dụng để lưu trữ, quản lý và xử lý dữ liệu thay cho máy chủ cục bộ hoặc máy tính cá nhân.
Dịch vụ đám mây gồm những loại nào?
BCG phân biệt thành 4 lớp dịch vụ đám mây khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp kỹ thuật từ khách hàng. Hãy cùng lấy ví dụ để minh họa cho bốn lớp này. Chị Linh vừa mở cửa hàng trực tuyến bán thiết bị karate như võ phục, thắt lưng, găng tay. Chị không cần phải sở hữu máy chủ để lưu trữ tất cả các dữ liệu, hình ảnh, mô tả sản phẩm, v.v. mà có thể thuê ngoài máy chủ này từ các nhà cung cấp như Amazon Web Services (AWS). Đó là lớp đầu tiên gọi là IaaS (Infrastructure as a service, tức Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ). Chị Linh vẫn cần xây dựng các thứ khác trên website một mình. Chí ít thì chị có thể an tâm về cơ sở hạ tầng, bảo mật dữ liệu và phòng tránh rủi ro bị mất. Lớp thứ hai được gọi là PaaS (Platform as a service, tức Nền tảng như một dịch vụ). Giả sử như các khách hàng của chị Linh chủ yếu xem và mua đồ qua di động và chị quyết định xây dựng một ứng dụng (mobile app). Chị chọn Google App Engine để xây dựng các ứng dụng để lưu trữ code, quản lý cơ sở dữ liệu và thậm chí cung cấp một số phân tích về mức độ sử dụng ứng dụng. Lớp tiếp theo là phần mềm như một dịch vụ, SaaS (Software as a service). Để quản lý lượng khách tăng mạnh, chị Linh có thể mua một phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) trên nền tảng web như Salesforce chẳng hạn. Dữ liệu khách hàng được quản lý tập trung, tổng hợp thành trang tổng quan giúp chị có quyết định tốt hơn. Lớp cuối cùng gọi là Quy trình nghiệp vụ như một dịch vụ (BPaaS, Business Process as a service). Ví dụ, khi công việc kinh doanh của chị Linh tốt lên và chị thuê thêm nhiều nhân viên, chị có thể thuê ngoài hoàn toàn quy trình quản lý biên chế, bao gồm việc trả lương, hồ sơ lý lịch, hợp đồng lao động, thanh toán lương, v.v.
Việc lựa chọn sử dụng loại nào phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh và lợi ích từ việc chuyển dịch sang điện toán đám mây.
Việc lựa chọn sử dụng loại nào phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh và lợi ích từ việc chuyển dịch sang điện toán đám mây.
Tác động kinh doanh, lợi ích của cloud (điện toán đám mây)
Các lợi ích từ điện toán đám mây (cloud): Giảm chi phí, hiệu quả, mức độ linh hoạt |
Có ba lợi ích chung nổi bật cho các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây (cloud): tính hiệu quả, sự linh hoạt và giảm chi phí. Trước hết là tính hiệu quả. Dịch vụ điện toán đám mây có cơ chế khôi phục sau thảm họa đáng tin cậy mà nhiều doanh nghiệp quên hoặc đầu tư chưa đủ. Điện toán đám mây cũng cho phép việc có được công suất tối đa, điều mà việc tự phát triển không đạt được. Thứ hai là tính linh hoạt. Không chỉ bởi việc thiếp lập khá đơn giản, nhanh chóng mà cả việc nhân rộng khi doanh nghiệp phát triển, việc nâng cấp dễ dàng và có thể dự đoán được. Lợi ích thứ ba là giảm chi phí. Trước hết, nó có thể giảm các khoản đầu tư trả trước, chi phí vốn (CAPEX), và đặc biệt quan trọng khi không chắc chắn về tính cần thiết trong tương lai. Việc chọn mô hình trả tiền theo mức độ sử dụng có thể giúp giảm nguy cơ đầu tư quá mức khi bắt đầu. Ngoài ra, dịch vụ đám mây có thể giảm tổng chi phí sở hữu phần cứng hoặc phần mềm và nhân sự cần thiết để vận hành. Chúng ta thấy nhiều đơn vị quên yếu tố bảo trì hay chi phí nâng cấp khi so sánh các phương án. Một nghiên cứu chỉ ra rằng đối với một công ty điển hình, điện toán đám mây giúp giảm chi tiêu đáng kể, giúp tiết kiệm từ 20 đến 50% chi phí CNTT.
Trên Facebook group IT Leader Club, các anh chị cũng đã nêu ra rất nhiều thách thức khác cho việc triển khai cloud tại Việt Nam, như:
Theo các anh chị, còn có thách thức, khó khăn nào nữa cho việc triển khai cloud tại Việt Nam nói chung, và tại doanh nghiệp của các anh chị nói chung?
Thách thức và lưu ý khi chuyển đổi lên cloud
Một công ty cần lưu ý điều gì khi sử dụng điện toán đám mây? Chúng ta đã nói về sự cần thiết phải nhìn vào bài toán kinh tế và chú ý đến tổng chi phí sở hữu trước khi chuyển dịch lên cloud mây. Dưới góc nhìn công nghệ, thì khả năng hyperscale* (tạm dịch là mở rộng siêu nhanh) là chìa khóa cho thành công. Hyperscale là một kiến trúc có thể mở rộng một cách thích hợp khi nhu cầu tăng lên.Việc này đòi hỏi phải tính toán cẩn thận. Tại sao? Ví dụ, một doanh nghiệp viễn thông đã bắt đầu thuê ngoài hệ thống quản lý quan hệ khách hàng. Họ chọn một dịch vụ tiên tiến, được cá nhân hóa kỹ lưỡng. Khi công ty này mua lại một doanh nghiệp khác, họ cần mở rộng giải pháp nhanh chóng để thêm cửa hàng mới, nhưng họ nhận ra rằng việc tăng quy mô đám mây khá tốn kém và mất nhiều thời gian do việc điều chỉnh tuỳ biến. Việc này gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng và sự chậm trễ trong tích hợp sau sáp nhập. Đó là lý do tại sao các giải pháp có khả năng nhân rộng nhanh (hyperscaled) chiếm 20% thị trường trung tâm dữ liệu, và đang phổ biến hơn.Trên Facebook group IT Leader Club, các anh chị cũng đã nêu ra rất nhiều thách thức khác cho việc triển khai cloud tại Việt Nam, như:
- Không chứng minh được hiệu quả với Business Leader
- Kinh nghiệm, hướng dẫn để khai thác nền tảng Cloud
- Khó xin ngân sách
- Đứt cable (cá mập cắn)
- Đối tác tại Việt Nam không đủ mạnh
- Đường truyền Internet không ổn định
- Không có các khóa đào tạo chuyên sâu tại VN
- Bảng cân đối tài sản cố định không đẹp.
Theo các anh chị, còn có thách thức, khó khăn nào nữa cho việc triển khai cloud tại Việt Nam nói chung, và tại doanh nghiệp của các anh chị nói chung?
Nguồn tham khảo
- Shift to the Cloud Part I và Shift to the Cloud Part II khóa học Digital Transformation trên Coursera
Chuỗi bài về xu hướng công nghệ
- Big Data/ Dữ liệu lớn
- Shift to the Cloud/ Chuyển dịch lên Điện toán đám mây
- Internet of Things/ Internet vạn vật
- Additive Manufacturing/ Sản xuất bồi đắp hay còn được biết tới với tên khác là in 3D (3D printing)
- Cyber Security/ An ninh mạng
- Artificial Intelligence/ Trí tuệ nhân tạo
- Blockchain/ Công nghệ blockchain
- Kết hợp các xu hướng (How It All Fits Together) - Autonomous car (Xe tự lái), Drone (máy bay không người lái), Virtual Reality/ Augmented Reality (VR/ AR, thực tế ảo), v.v.
Nhận xét