Vòng đời cạnh tranh trong phân tích ngành

Chuyển đổi số nghe có vẻ đáng sợ? Tin tốt là các đơn vị tư vấn thường quan sát và tổng hợp lại thành các mô hình mà chúng ta thấy quen thuộc. Ở đây, các quy luật về cách thức và tác động của các đột phá kỹ thuật số được BCG xếp vào mô hình gọi là vòng đời cạnh tranh (Competitive Life Cycle)
Trông quen phải không? Nó khá giống với vòng đời sản phẩm nhưng là góc nhìn ở cấp độ ngành. Đây là công cụ khá hữu ích trong Phân tích môi trường kinh doanh (Environmental Analysis).

Với ngành 


Vòng đời cạnh tranh (Competitive Life Cycle). Nguồn: BCG

Quan sát đầu tiên với vòng đời cạnh tranh là một đường cong hình chữ S nằm ngang, đề cập đến mô hình phổ biến trong doanh số hay thu nhập theo thời gian. Ban đầu, khi công nghệ hay ngành mới ra đời, mọi người cần tìm hiểu về nó. Sau đó, hy vọng có thể có trái ngọt khi công nghệ cất cánh và đó là phần dốc giữa của chữ S. Và cuối cùng, chữ S bắt đầu cong ra khi ngành khai thác thị trường và đạt mức doanh thu bền vững. Vì vậy, về tích lũy doanh thu, ta sẽ thấy đường cong này theo thời gian. 
Chúng ta có thể chia đường cong S này thành các pha. Giai đoạn đầu tiên khi mọi người vẫn đang học về công nghệ và chưa phổ biến rộng rãi, gọi là Giai đoạn Mới nổi (Emergent phase). Đôi khi, giai đoạn mới nổi có thể mất hàng thập kỷ, như xe điện trong giai đoạn đầu của ngành công nghiệp ô tô, hoặc xảy ra tương đối nhanh khi một công nghệ hay xuất hiện. Giai đoạn thứ hai là Giai đoạn Tăng trưởng (Growth Phase) ngọt ngào, đem lại nhiều doanh thu. Và cuối cùng là Giai đoạn Chín muồi (Mature Phase), tăng trưởng bắt đầu giảm, chúng ta đạt mức bán hàng ổn định hơn và mức tăng trưởng thấp hơn trong ngành.

Với doanh nghiệp

Vòng đời cạnh tranh (Competitive Life Cycle). Nguồn: BCG

Chúng ta có thể chia ra thành 3 giai đoạn khác nhau của công nghệ: Ấp ủ (Annealing), Xáo động (Shakeout) và Đột phá (Disruption). Giai đoạn Ấp ủ là giai đoạn mà các công nghệ dạng ý tưởng được tìm hiểu, thử nghiệm cho tới khi có sự kết hợp của thứ mà chúng ta gọi là thiết kế chủ đạo (dominant design) của công nghệ đó. Về cơ bản, là tìm hiểu xem công nghệ sẽ như thế nào trong tương lai. Giai đoạn Xáo động (Shakeout) nói về điều xảy ra với số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành. Để dễ hình dung, ta thấy khi công nghệ còn mới, một vài doanh nhân hay doanh nghiệp dũng cảm thử nghiệm. Khi thị trường bắt đầu phát triển và cất cánh, nhiều đơn vị khác tham gia khi nhìn thấy cơ hội thị trường. Ta thường thấy sự cạnh tranh gay gắt, rất nhiều người chơi, và sự xáo trộn xảy ra, khi các doanh nghiệp rút lui, hoặc sáp nhập và mua lại với nhau. Sự xáo trộn này có thể khá nghiêm trọng cho tới khi chỉ còn một (thị trường chỉ dành cho người chiến thắng) hoặc một vài đối thủ.

Hày dừng lại một chút và nghĩ xem: Kết quả cạnh tranh với ngành của anh chị, hoặc ngành mình định tham gia là gì?

Ở Việt Nam mình hay thấy thứ gọi là "kiềng 3 chân", hầu như các ngành đều có tốp 3 chiếm đa số thị trường, hoặc 1 với các ngành độc quyền (điện, nước, v.v.) Thị trường mà anh chị đang/ đã/ sắp tham gia thì sao?

Với lợi nhuận

Vòng đời cạnh tranh (Competitive Life Cycle). Nguồn: BCG

Cuối cùng, hãy xem xét tác động tới lợi nhuận (margins). Đây là điều đáng sợ với nhiều doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Trong nhiều ngành, giai đoạn ban đầu lợi nhuận âm, với hi vọng khi ngành phát triển, lợi nhuận sẽ được cải thiện. Khi cạnh tranh gia tăng, lợi nhuận lại bị nén lại. Câu hỏi là về cuối, lợi nhuận sẽ ra sao là một câu hỏi mở và có nhiều yếu tố tác động.

Với công nghệ số (và IT)

Gartner cũng có một mô hình tương tự phân tích về các công nghệ trong từng ngành hoặc mảng, xem nó đang nằm ở đâu, là Hype Cycle, chia thành 5 giai đoạn, cập nhật định kỳ, được đánh giá là rất hữu ích cho các anh chị trong việc quyết định lựa chọn đầu tư công nghệ nào, khi nào, với chiến lược nào (VD: đi đầu về công nghệ hay chi phí tối ưu)...
Hype Cycle của Gartner - Nguồn: internet
Mời các anh chị và các bạn tham khảo thêm trên Linkedin của Huệ. Rất tiếc là Huệ nghỉ Gartner lâu rồi nên không có bản cập nhật hàng năm. Sẵn lòng giải đáp/ hướng dẫn/chia sẻ thêm với các anh chị quan tâm.

Ví dụ

Ngành ô tô 1895-1975. Nguồn: BCG
Vào cuối thế kỷ 19 xe hơi bắt đầu như một ngành công nghiệp cất cánh và chúng ta thấy lượng xe rất lớn từ hàng trăm đối thủ cạnh tranh khác nhau. Sau đó, trong khoảng 20 năm, sự cạnh tranh này dẫn đến một sự xáo trộn tại Mỹ và xuất hiện thứ chúng ta gọi là Big 3 (ba ông lớn) là General Motors, Ford và Chrysler. Cấu trúc này cũng khá giống với nhiều quốc gia khác trên toàn cầu trong các ngành khác nhau như bia, viễn thông, v.v.

Trong mấy năm gần đây nhiều ngân hàng Việt Nam thực hiện mua bán, sáp nhập với nhau. Liệu có phải tín hiệu cho giai đoạn xáo trộn? Từ khoảng 35-40 ngân hàng nội sẽ còn khoảng bao nhiêu người chơi còn lại trên thị trường tài chính?

Về viễn thông, Viettel nổi lên dẫn đầu sau khi vượt mặt Vinaphone (của VNPT) và Mobifone (đã tách ra khỏi VNPT). Chiến lược của Viettel là lấy nông thôn bao vây thành thị, và chi phí rất cạnh tranh. Liệu thị trường đã "xác định" hay còn có đất diễn cho các nhà mạng khác như Vietnamobile? Hay sẽ có một thế cờ mới, thị trường mới?

Danh mục sản phẩm hay mảng kinh doanh

Chúng ta sẽ đi sâu phân tích trong bài viết tiếp theo về Công cụ quản trị danh mục sản phẩm/ mảng kinh doanh (porfolio view) để hiểu rõ hơn ở vai trò doanh nghiệp trong ngành, ta cần phải chuyển đổi linh hoạt các sản phẩm như thế nào?

Nguồn tham khảo

Nhận xét

Bình luận. Vui lòng không spam, không quảng cáo, không công kích cá nhân. Hãy sử dụng từ ngữ phù hợp và đóng góp tích cực!

Archive

Biểu mẫu liên hệ

Gửi