4 động lực chuyển đổi số
4 động lực tăng trưởng chuyển đổi số - Nguồn: BCG |
Trong chuỗi bài viết này, chúng ta sẽ đứng từ góc độ một doanh nghiệp trong ngành để xem xét về chuyển đổi số, với 3 nội dung chính:
Có bốn động lực (drivers) chính đằng sau. Quả tình mình chưa tìm được từ dịch có thể làm mình ưng ý nên sẽ chèn tiếng Anh nhé? Rất cảm ơn nếu anh chị nào có thể gợi ý các cụm từ chuyển nghĩa phù hợp trong tiếng Việt.
Ngoại tác mạng lưới (Network externalities)
Đầu tiên là tác động ngoại lai mạng lưới (network externalities hay network effects, ở Việt Nam trong kinh tế vi mô thường dịch là ngoại tác mạng lưới hoặc ngoại tác kết nối). Ý nghĩa chính của nó là một hàng hóa hoặc dịch vụ có thể gia tăng giá trị khi nhiều người khác tiêu thụ nó. Ví dụ kinh điển là điện thoại. Nếu bạn là người đầu tiên có một chiếc điện thoại thì cũng không có ý nghĩa gì lắm. Bạn muốn cũng không biết gọi ai. Nhưng khi gia đình, bạn bè bắt đầu có điện thoại, giá trị của việc bạn sở hữu một chiếc điện thoại bắt đầu tăng lên. Ví dụ khác là Facebook. Ngày càng nhiều người sử dụng Facebook, bạn càng thấy nó hữu ích - tìm lại được bạn cũ, đồng nghiệp, kết nối và chia sẻ, các giá trị ngày càng tăng lên khi người dùng Facebook hơn. Tương tự với các hệ điều hành, vì khi ngày càng có nhiều người sử dụng cùng một hệ điều hành, việc trao đổi sẽ dễ dàng hơn. Trên nền tảng đó, lại có các ứng dụng và phần mềm khác. Hiện nay, dường như Microsoft đang thống trị về máy tính cá nhân (Windows), và Apple và Google đang cạnh tranh về hệ điều hành di động (iOS và Android).
Các thị trường mà người thắng được tất cả (Winner-take-all markets)
Và điều này dẫn đến điểm thứ hai, người chiến thắng chiếm được tất cả thị trường. Ngoại tác mạng lưới trong nền kinh tế số có xu hướng tạo ra các thị trường mà người chiến thắng có tất cả, nơi một người chơi chiếm ưu thế vượt trội trong ngành. Facebook, Google, Amazon, Apple đều cố gắng bằng mọi cách tạo ra về bản chất, một vị thế bán độc quyền, nơi họ có lợi thế này, và chính bốn công ty này cũng đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt với nhau.
Công nghệ nền tảng (Platform technologies)
Động lực thứ ba là những công nghệ nền tảng. Internet là ví dụ điển hình. Đây là công nghệ cơ bản đóng vai trò nền tảng có giá trị lớn trên nhiều lĩnh vực và cho phép các công ty khác nhau kết nối theo nhiều cách khác nhau. Điện thoại di động, điện toán đám mây, v.v. là những ví dụ khác về công nghệ nền tảng. Tất nhiên, động lực này không chỉ giới hạn ở kỹ thuật số. Nếu chúng ta nghĩ về ô tô và sự ra đời của ô tô cách đây 100 năm, nó có tác động tương tự theo nghĩa là toàn bộ các nhà cung cấp và dịch vụ tăng trưởng quanh ngành xe hơi để hỗ trợ. Thật thú vị khi nghĩ ngành công nghiệp ô tô trải qua một lần nữa sự đột phá thông qua các phương tiện tự động và xe điện - một sự thay đổi tương tự trong công nghệ nền tảng, làm phát sinh một số người chơi và mô hình kinh doanh khác nhau trong ngành.
Công nghệ nền tảng dẫn tới một thứ nữa mà chúng ta sẽ đề cập đến, là mô hình kinh doanh nền tảng (platform business). Những ví dụ mà chúng ta nghe đến như Uber, Grab, Airbnb, v.v. đang cố gắng chiếm lĩnh và thống trị các mảng kinh doanh nhất định thông qua việc trở thành nền tảng cho người bán/ người mua và các đối tượng khác trên thị trường.
Năng lực bổ trợ (Complementary Capabilities)
Động lực thứ tư là năng lực bổ sung. Năng lực bổ sung là các cách khác để phân phối giá trị. Trong một thế giới của ngoại tác mạng lưới, các thị trường mà người chiến thắng có được tất cả và sự nổi lên của các công nghệ nền tảng, cách bạn có thể cạnh tranh là một số năng lực cụ thể cho phép bạn tận dụng những nền tảng này. Đó có thể là khả năng sản xuất hay cung cấp một dịch vụ khách hàng tuyệt vời. Khả năng này cũng cần phải khác biệt một chút, bởi như vậy mới chỉ có bạn có thể đem lại giá trị, phổ biến trên công nghệ nền tảng và có lợi thế "bán độc quyền".
Tóm lại, khi nghĩ về chuyển đổi số và các khả năng có thể trong ngành, bạn hãy nghĩ tới 4 động lực nền tảng này và cách chúng có thể tác động tới cách ngành phát triển tới cuối cùng, và cách bạn có thể cạnh tranh.
Nguồn
- Disruption is not new part II - khóa học Digital transformation trên Coursera
Nhận xét